Tốt hay không tốt khi cho bé nằm giường lưới ? Loại giường lưới nào tốt nhất ? Lợi ích khi sử dụng giường lưới ? Bé bao nhiêu tháng có thể dùng giường lưới được ? Đó cũng là vấn đề mà các bà mẹ quan tâm khi nghe đến sản phẩm giường lưới này ? Dưới đây là 1 số đánh giá cao về chiếc giường lưới của các chuyên gia y học của bệnh viện Khoa Nhi.
Hạn chế nguy cơ đổ mồ hôi hầm hơi cho bé, dễ bị viêm phổi hoặc viêm phế quản
Đây là điều mình đánh giá cao nhất về công dụng của giường lưới này. Khi nằm trên nệm hay trên chăn như bình thường các mẹ hay cho bé nằm, lưng bé rất dễ bị hầm hơi và gây đổ mồ hôi nhiều. Và khi quạt gió thổi vào hoặc lúc thay tả cho bé sẽ dễ gây cảm lạnh cho bé. Điều này gần như ích xảy ra với giường lưới mặt giường là lưới nên khi bé nằm sẽ rất thông thoáng mát lưng và không gây hấp hơi dẫn tới chảy mồ hôi lưng ở trẻ. Như vậy giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây cảm lạnh cho bé.
Giảm rung động giúp bé ngủ ngon
Mặt giường là lưới và cách mặt đất một khoảng 10 cm thích hợp, nên rất êm ái và thoải mái, không sợ hơi đất, rất “Yên Tĩnh”. Giường lưới và lại “Yên Tĩnh” ? Do không gian nhà nhỏ nên thường mẹ và bé ngủ chung giường, khi mẹ xoay mình hoặc cự quậy có thể làm bé giật mình và thức giấc. Nhưng từ khi bé được ngủ trên giường lưới và để trên giường lớn ngủ cùng mẹ, bé ngủ ngon hơn hẵn vì không phải bị giật mình vì mẹ xoay mình hay cự động nhẹ. Nên mình rất yên tâm cho bé ngủ giường lưới rất yên tĩnh và thông thoáng cho bé.
Dễ dàng vệ sinh và hạn chế bé tè dầm ngấm lạnh
Cho bé nằm chung giường, ác mộng nhất là bé tè, chẳng phải lúc nào cũng mặc tã cho bé, vì thế rất hầm, mà không mặc tã thì thật là… nhất là khi nhà nằm đệm.
Tứ khi mua giường lưới về cho bé mình đã nghĩ ra cách đặt tấm lót bên dưới, để khi bé tè xuống có thể mang đi giặt và thay cái mới là xong. Còn giường thì chỉ cần lấy khăn giấy hoặc khăn hay xịt nước mang đi phơi năng tí là khô ngay. Cực nhất khi nhà nhỏ mà bị khai mùi nước tiểu của bé vì tè lên nệm. Nhờ có giường lưới mà đỡ khai mùi nước tiểu bé hơn.
Giúp bé bớt hơi người để phát triển khỏe mạnh hơn.
Khi bé còn nhỏ nhất là bé sơ sinh mẹ vẫn luôn nằm sát bên 24/24 để trông chừng cho bé. Có thể như vậy sẽ rất dễ tình trạng quen hơi và khó khăn với mẹ khi hết 6 tháng nghỉ thai kỳ để mẹ có thể đi làm.
Giờ đây đã có giường lưới đưa ra 1 giải pháp tuyệt vời cho mẹ và bé đó là mẹ và bé vẫn nằm cạnh nhau nhưng bé vẫn nằm giường riêng. Như vậy giúp cho bé sẽ không phải quen hơi mẹ mà mẹ vẫn theo dõi bé 24/24 được bé.
Dễ dàng gấp gọn, mang đi cho bé sử dụng
Trẻ em rất nhạy cảm trong việc dùng đồ, đồ nào dùng quen thuộc mà thay đồ khác là phản ứng ngay. Vì bé cũng giống như người lớn khi lạ chỗ có thể bị giật mình và không thể ngủ được. Vào mùa hè hoặc những hôm trời nồm ẩm bạn nên cho bé nằm giường lưới để tránh bí hơi ẩm trong cơ thể gây ốm cho bé. Ngoài ra cho bé nằm giường giúp mẹ dễ di chuyển bé sang vị trí khác mà không làm bé tỉnh giấc. Và chiếc giường cũng dễ dàng di chuyển hoặc cất lên chỗ khác vì giường lưới này có nhiều kíc thước khác nhau. Mặt lưới của giường lưới thoáng dễ vệ sinh và hong khô khi bé tè dầm.
An toàn hơn khi nằm cạnh con nhỏ
Khi nằm gần bé luôn gây một cảm giác không an tâm vì mẹ luôn sợ khi xoay mình sẽ đè vào bé. Nhưng khi người thân giới thiệu chiếc giường lưới này thì cảm giác an toàn hơn, mẹ cảm thấy rất an tâm ngủ khi nằm gần bé. Tâm lý thoải mái hơn rất nhiều.
Giúp bé tự lập hơn ngay từ khi sơ sinh
Bé tuy nằm gần mẹ, nhưng vẫn là nằm giường riêng của mình nên khi bé lớn, cho bé ra nằm riêng rất dễ dàng. Tập dần thói quen cho bé ngủ riêng.
Cất gọn khi không sử dụng
Với kích thước nhỏ gọn 140×60 cm nhiều kích thước khác nhau nữa, giường lưới là giải pháp mình chọn cho căn nhà nhỏ của mình. Giường lưới nhỏ gọn, dễ di chuyển nên rất phù hợp với những nhà có diện tích nhỏ, đặc biệt là nhà trọ.
“Em bé nên nằm ở trên mặt phẳng thì tốt cho cột sống hơn là nằm võng. Ngoài ra, nằm võng có thể làm biến dạng lồng ngực nếu bé bị còi xương. cũng không nên tập cho bé thói quen phải đu đưa mới ngủ được vì sẽ làm cho bé “khó tính”, không thể sống xa cái võng và mẹ lúc nào cũng phải ở kề bên để đưa võng. Hơn nữa, khi bé biết lật mà nằm võng một mình sẽ rất nguy hiểm, dễ té. Theo tôi thì chị nên tập cho bé nằm ngủ trên giường sẽ tốt hơn. Nếu sợ hầm lưng thì chị chọn loại giường lưới, cũng thoáng mát như nằm võng” Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Từ Anh, Phó Khoa Sơ Sinh – Bệnh viện Từ Dũ đánh giá.